Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Tác dụng của tổ yến, yến sào

Yến sào là gì?

Yến sào, hay tổ chim yến, là tên một loại thực phẩm - dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Ở Việt Nam, bào ngư om cải xanh yến sào được xếp vào hàng Bát Trân (tám món ăn cao lương mĩ vị). Món súp yến sào được mệnh danh là "món trứng cá caviar của phương Đông". Món yến sào đã được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm. Món súp yến sào trông giống như chất keo a dao được nấu với gia vị có bổ sung thêm một ít tinh bột, đường. Yến sào là một trong những món ăn được làm từ động vật đắt đỏ nhất, ở Hongkong giá của một bát canh tổ yến khoảng 60 USD.


Tổ yến sào mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp.

Tổ yến được tìm thấy trên vách đá,  be bao ngu hat banh chung xanh hang động nơi chim yến sinh sống. Tổ yến được thu hoạch là tổ chim trắng Aerodramus fuciphagus (yến Hàng) và tổ chim yến đen Aerodramus maximus (yến Tổ đen) nhưng chỉ có loại tổ yến của yến Hàng là được biết đến dưới tên Yến Đảo trên thị trường. Do tính chất nguy hiểm và hạn chế số lượng đảo có thể khai thác nên loại yến sào này thường có giá cao nhất so với các loại yến sào khác trên thị trường. Tổ trắng và tổ màu hồng máu (yến Huyết) được cho là giàu dinh dưỡng hơn và quý hơn.

1. Tác dụng của tổ yến, yến sào

Theo tài liệu cổ yến sào có vị ngọt, tính bình, bổ phế, vị, tăng cường sức khỏe, tỉnh táo tinh thần, tăng cường trí nhớ, thường được dùng trong những tiệc lớn của vua chúa.

Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần loại thực phẩm kỳ lạ này có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine… Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu. Ngoài ra, nó còn có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố xuất hiện bằng phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se. Qua đó chúng ta càng không ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cao và quý giá của tổ chim yến. Yến sào còn có công năng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ. Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học. Người ta cũng đang nghiên cứu dùng tổ yến điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong tổ loài chim này.

2. Tác dụng của yến sào đối với phụ nữ làm đẹp

Ngoài việc bồi bổ thể lực và trí lực, yến sào còn được nhiều người công nhận là một “trợ tá đắc lực” trong việc duy trì sức khỏe và sắc đẹp cho phụ nữ. Thành phần yến sào chứa nhiều threonine là chất hình thành elastine và collagen giúp ngăn ngừa lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ, giúp kéo dài nét thanh xuân cho chị em. Hơn nữa, trong yến chỉ có đường tự nhiên galactose mà không chứa chất béo, có thể dùng mỗi ngày mà không sợ tăng cân. Phụ nữ nếu ăn yến thường xuyên sẽ ít bị nổi mụn, tàn nhang, vết nám, hơn nữa còn có được làn da mịn màng, đặc biệt làm chậm quá trình lão hóa.

Đối tượng cũng nên dùng bổ sung yến sào là phụ nữ mang thai (thai sau 03 tháng) để tăng dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Thai phụ nếu ăn yến được thì cũng ăn trước 01 lượng nhỏ và theo dõi trước khi bắt đầu dùng thường xuyên.

3. Cách chế biến yến sào

Yến sào có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng mà cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất là chưng cách thủy với đường phèn.

Việc ngâm nở và chưng cất yến sào khá đơn giản, người tiêu dùng hoàn toàn có thể tự làm. Sau khi ngâm nở nếu để trong tủ lạnh thì có thể bảo quản tới 10 ngày. Ngâm tổ yến trong nước sạch để có thể lấy ra được lông chim và các tạp chất khác trong các loại tổ khác nhau sẻ có thời gian ngâm khác nhau thường thì 3h trở lên. Tổ càng có chất lượng tốt thì có thời gian ngâm lâu hơn. Sau khi ngâm kích thướt tổ sẻ lớn hơn rất nhiều so với trước khi ngâm. Loại tổ yến tự nhiên thường có lẫn tạp chất và lông chim, do đó ta nên sử dụng dòng nước chảy và nhíp để làm sạch tổ.

Đầu tiên ngâm nở tổ yến trong nước khoản 600C. Khi ngâm cần lưu ý nước phải ngậm tổ yến để tổ yến hút đủ lượng nước cần thiết.

Dùng nhíp để lấy sạch yến chưng sẵn lông chim và tạp chất ra khỏi tổ yến. Nếu yến vẫn còn nguyên tổ quý khách tách thành từng sợi sau đó cho yến vào tay, đặt tay vào tô nước dùng muỗn khuấy đều nhẹ nhưng đồng thời nhấc lên nhấc xuống lông tơ yến sẻ theo nước ra ngoài. Thay nước 4-5 lần, quý khách sẻ có tổ yến trắng sạch.

Với tổ yến đã làm sạch ra khỏi nước để một lúc cho ráo.

Dùng hai nồi có kích thướt khác nhau để chưng tổ yến. Cho một ít nước sôi vào nồi nhỏ đổ đầy nước vào nồi lớn cho tổ yến đã làm sạch vào nồi nhỏ đun lửa nhỏ. Thời gian chưng tùy thuột vào loại tổ yến nếu chưng quá lâu tổ yến sẻ mền và nát vụn.

Thời điểm ăn yến sào là lúc bụng đói vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất.

4. Những lưu ý khi sử dụng yến sào

Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị ứng cho bé. Tuy nhiên, không nên dùng thường xuyên cho trẻ em, nhất là trước bữa ăn. Việc dùng yến trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết trong máu, làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ, làm tăng biểu hiện biếng ăn và có thể làm giảm khẩu phần ăn trong bữa ăn sau đó, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Nó cũng không phù hợp với những người có rối loạn đường huyết, như bệnh nhân tiểu đường hay viêm tụy.

Nên chế biến yến sào ở nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C. Thông thường, phương pháp chế biến tổ yến chủ yếu là hấp, không nấu trực tiếp. Không nên cho đường quá nhiều cho dù là đường phèn, vào món ăn chế biến từ yến sào vì hàm lượng đường càng nhiều sẽ càng làm giảm tác dụng hỗ trợ tích cực của yến sào.

Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng không nên dùng Yến sào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét