Thành phần dinh dưỡng có trong tổ yến
Yến sào là tổ của con chim yến. Tổ yến được xếp vào hàng cao lương mỹ vị, là một trong tám món ăn bổ dưỡng (bát trân). Khoa học hiện đại đã giải mã được thành phần trong tổ yến. Yến sào chứa hàm lượng protein cao (45-55%), trong đó chứa 18 loại axit amin, một số axit amin có hàm lượng rất cao như aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da; có những axit amin không thể thay thế như cystein, phenylalamine (4,50%) có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng yến sào cần giờ nguyên chất dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời; tyrosine và acid syalic (8,6%) có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp...Tổ Yến chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già. Tổ Yến giàu canxi và sắt, có các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm. Có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len. Yến sào chứa đường galactose mà không có chất béo. Threonine có trong yến sào hỗ trợ hình thành collagen và elastin – là hai chất tái tạo lại cấu trúc da, kết hợp với Glycine ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám và bảo vệ da, làm cho làn da sáng mịn đầy sức sống. Chất Trytophan giúp thai nhi phát triển cân bằng và khỏe mạnh…
Tổ Yến giúp người cao tuổi cải thiện không chỉ về thể chất mà còn về trí não như: cải thiện trí nhớ (Phenylalanine), các vấn đề về gan (Threonine), đường ruột (Histidine), điều chỉnh lượng đường trong máu (Leucine), tăng khả năng hấp thụ canxi, chống lão hóa cột sống (Lysine), chống viêm khớp (Methionine). Đặc biệt acid syalic và Tyrosine giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận)
Hiện nay yến sào đang được nghiên cứu điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể. Nó cũng được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị, bệnh nhân sau mổ giúp cơ thể phục hồi nhanh.
Ngoài ra, tổ Yến cũng là thức ăn rất bổ dưỡng, dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, cơ thể nóng nảy do hút thuốc và uống nhiều rượu, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng.
Có thể thỉnh thoảng dùng tổ Yến như một thực phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Theo đông y, yến sào vị ngọt tính bình vào hai kinh phế và vị nên có tác dụng làm sạch phổi, tăng đề kháng với siêu vi, các bệnh cảm cúm và triệu chứng dị ứng. Khác với các loại thực phẩm thông thường, tổ Yến ăn lúc nào cũng được. Chúng ta hay ăn yến sào chưng cách thủy với đường phèn. Nên ăn mỗi tuần một tổ yến là đủ. Bạn chưng cách thủy một tổ chia làm ba phần, ăn một phần rồi để trong tủ lạnh, cách một ngày ăn một lần.
Những lưu ý khi sử dụng yến sào
Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yen sao cao cap khánh hòa yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị ứng cho bé. Tuy nhiên, không nên dùng thường xuyên cho trẻ em, nhất là trước bữa ăn. Việc dùng yến sào trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết trong máu, làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ, làm tăng biểu hiện biếng ăn và có thể làm giảm khẩu phần ăn trong bữa ăn sau đó, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Yến sào cũng không phù hợp với những người có rối loạn đường huyết, như bệnh nhân tiểu đường hay viêm tụy.
Nên chế biến yến sào ở nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C. Thông thường, phương pháp chế biến yến sào chủ yếu là hấp, không nấu trực tiếp. Không nên cho đường quá nhiều cho dù là đường phèn, vào món ăn chế biến từ yến sào vì hàm lượng đường càng nhiều sẽ càng làm giảm tác dụng hỗ trợ tích cực của yến sào.
Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, quà tết yến sào da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét