Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Những điều nên biết về bệnh tim mạch ở người già

bệnh tim mạch ở người già là gì ?
Lão hóa là một quá trình tự nhiên xảy ra cho tất cả các cơ quan trong cơ thể. Quá trình này khởi đầu ngay từ khi chúng ta được sinh ra và diễn tiến ngày một nhanh khi tuổi càng cao. Những biến đổi do lão hóa ở hệ tim mạch (đặc biệt là xơ vữa động mạch) là nguyên nhân góp phần gây ra các benh tim mach o nguoi gia

Mạch máu của người trẻ bình thường mềm mại, có tính đàn hồi và co giãn, nhờ vậy khi tim co bóp sẽ đẩy máu vào mạch máu dễ dàng. Ở người cao tuổi, mạch máu trở nên cứng, kém đàn hồi. Tim co bóp bơm máu vào động mạch nhưng luôn gặp sức cản nên phải hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra ở người cao tuổi, tình trạng xơ vữa động mạch làm cấu trúc mạch máu bị biến đổi, thành mạch dày lên và lòng mạch hẹp lại. Đầu tiên, những thay đổi này sẽ gây bệnh tăng huyết áp. Người cao tuổi thường có huyết áp tâm thu (số trên) cao nhưng huyết áp tâm trương (số dưới) lại thấp, 2 con số này chênh lệch nhau nhiều dễ gây các bệnh tim mạch.
Như đã nói, mạch máu bị xơ cứng, giảm đàn hồi làm tim phải tăng hoạt động, về lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả là tim bị dày lên. Tim càng dày thì càng cần có nhiều máu đến nuôi. Trong khi đó, các mạch máu bị xơ vữa lại hẹp, gây ra thiếu máu cơ tim, nặng hơn nữa là nhồi máu cơ tim. Hậu quả cuối cùng là suy tim.


Trong tim có các cơ quan rất nhỏ làm nhiệm vụ phát tín hiệu để tim co bóp. Bình thường, chúng hoạt động đều đặn và chặt chẽ, tạo ra nhịp tim rất đều. Ở người cao tuổi, các biến đổi về cấu trúc của tim có thể ảnh hưởng đến các cơ quan này, gây ra tình trạng loạn nhịp tim, nghĩa là tim đập quá nhanh, quá chậm hay không đều. Các van tim ở người cao tuổi cũng bị thoái hóa, trở nên xơ và hóa vôi. Trong đó, van động mạch chủ thường bị nhất, các van khác cũng có thể bị ảnh hưởng và gây nên bệnh van tim người cao tuổi.

-dau hieu benh tim mach ở người cao tuổi :
Đau thắt ngực là triệu chứng của thiếu máu và nhồi máu cơ tim: Khi cơ tim bị thiếu máu nuôi sẽ có triệu chứng rất đặc trưng là đau thắt ngực. Trường hợp điển hình là khi gắng sức hay xúc động, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị đè nặng như bóp nghẹt giữa ngực, có thể thấy tê cả hàm hay tay trái, kéo dài vài phút, kèm theo khó thở hay vã mồ hôi. Nếu ngưng gắng sức và nghỉ ngơi thì triệu chứng sẽ hết trong vài phút. Nhồi máu cơ tim là mức độ nặng nhất, khi đó mạch máu nuôi tim bị tắc hoàn toàn. Biểu hiện cũng là đau thắt ngực nhưng mức độ dữ dội hơn và kéo dài hơn 30 phút. Đây là tình trạng cấp cứu, cần nhập viện càng sớm càng tốt mới điều trị thành công.

triệu chứng bệnh tim mạch suy tim: Tim bị suy yếu không bơm máu đến các cơ quan đầy đủ, người bệnh sẽ thấy mệt khi vận động. Ngoài ra, máu bị ứ lại ở phổi sẽ gây khó thở khi gắng sức, ứ lại ở gan gây đau ở sườn bên phải, ứ lại ở chân gây sưng phù mu bàn chân.

Triệu chứng của loạn nhịp tim: Về loạn nhịp tim, có rất nhiều loại bệnh khác nhau, một số loại không quá nguy hiểm như rung nhĩ, một số khác rất nguy hiểm và cần điều trị ngay như nhịp nhanh thất. Tuy nhiên, các loại rối loạn nhịp tim đều gây triệu chứng tương tự nhau, bao gồm hồi hộp, đánh trống ngực, đôi khi gây chóng mặt và ngất xỉu. Ngoài ra, nếu tự sờ mạch ở tay hay cổ, người bệnh cũng có thể biết nhịp tim không đều. Ở người cao tuổi, bệnh có thể không có triệu chứng, nhiều khi rối loạn nhịp tim xảy ra thành từng cơn, do đó để chẩn đoán có thể cần phải gắn máy ghi điện tim liên tục cả ngày (gọi là máy Holter).
 dấu hiệu bệnh tim mạch cũng không thật sự rõ ràng , nên Bệnh tim ở nhóm người cao niên là rất nguy hiểm, nhưng nếu biết ăn uống cân bằng sẽ giảm thiểu nguy cơ làm gia tăng bệnh.
-Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Phải nói ngay rằng bệnh tim, đặc biệt ở nhóm người cao niên là rất nguy hiểm, nhưng nếu biết ăn uống cân bằng và áp dụng lối sống khoa học sẽ giảm thiểu nguy cơ làm gia tăng bệnh và giúp cho con người sống vui, sống khỏe, trong đó có một số bí quyết bằng ăn uống dưới đây.

Hạn chế mỡ và cholesterol xấu
Trước tiên là hạn chế các loại mỡ bão hòa và mỡ trans-fat (mỡ chiên đi chiên lại). Nếu hạn chế được những chất béo này sẽ giúp hạn chế bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao do cholesterol xấu (LDL) tích tụ trong thành mạch máu và phát sinh cơn đột quỵ, đau tim do máu không lưu thông được lên tim, lên não.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) thì nên sử dụng: mỡ bão hòa: không quá 7% tổng lượng calo/ngày; mỡ trans-fat: không quá 1% tổng lượng calo/ ngày; cholesterol: không quá 300mg/ ngày đối với người khỏe mạnh, không quá 200mg đối với người mắc bệnh mỡ máu cao hay hàm lượng LDL cao đang phải dùng thuốc giảm mỡ máu. Nên sử dụng các loại “mỡ thân thiện”, như mỡ chưa bão hòa đơn có trong dầu ô-liu, dầu thực vật, mỡ chưa bão hòa tổng hợp có trong các loại hạt như: vừng, lạc, đậu đỗ...

Sử dụng nguồn protein có hàm lượng mỡ thấp

Nhóm thực phẩm này bao gồm thịt nghèo (thịt nạc), cá, sản phẩm sữa mỡ thấp, lòng trắng trứng… Chú ý chọn thực phẩm có mỡ thấp như: sữa tách béo, thịt gà bỏ da, thịt bò, thịt cừu, cá các loại, đậu đỗ, nhất là đậu nành, đây là nhóm thực phẩm có thể cung cấp nguồn protein có hàm lượng mỡ thấp. Nhóm thực phẩm giàu protein cần tránh có sữa nhiều béo, nội tạng, lòng đỏ trứng, thịt nhiều mỡ, sườn lợn, thịt ba chỉ, thịt tẩm bột chiên, nội tạng động vật...

Tăng cường rau xanh hoa quả

Đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất có hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ rất có lợi cho hệ thống tim mạch cũng như sức khỏe chung của con người. Nên trọng tâm đến các loại rau xanh, hoa quả tươi, hoa quả đóng hộp ít muối, nước ép hoa quả đóng hộp. Hạn chế ăn dưa cà, rau xanh chế biến mặn, hoa quả đóng hộp... bởi có hàm lượng đường, muối cao.

Trọng tâm đến thực phẩm dạng hạt nguyên chất
Lợi thế của nhóm thực phẩm này là cung cấp chất xơ, dinh dưỡng có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm bệnh tim mạch và được xem là nhóm thực phẩm hữu ích cho những người mắc bệnh tim mạch. Một trong những thực phẩm đầu bảng là hạt lanh, vì nó có các loại acid béo omega-3 cao có tác dụng làm giảm cholesterol.

Nhóm thực phẩm dạng hạt nguyên chất nên ăn gồm có: bánh mì làm từ hạt mì nguyên chất (100%), ngũ cốc có hàm lượng chất xơ cao (5g/bát nhỏ), gạo nâu, ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, hạt lanh… Nhóm ngũ cốc nguyên hạt cần tránh như: bột mì trắng chế biến quá kỹ, gạo giã xát quá kỹ, những sản phẩm làm từ ngũ cốc đã qua chế biến, nướng rán quá kỹ.

Giảm muối trong khẩu phần ăn uống hàng ngày

Một trong những lợi thế của việc ăn nhạt, giảm muối là hạn chế nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. AHA khuyến cáo người lớn khỏe mạnh không nên ăn quá 2,3g muối/ngày (khoảng 1 thìa cà phê).

Nên tạo thực đơn cho từng ngày

Mỗi ngày nên tạo ra thực đơn cụ thể. Nếu dùng thực phẩm giàu calo, protein thì giảm thực đơn đạm khác. Ngoài ra, việc tạo ra những thực đơn đa dạng, linh hoạt còn giúp dễ ăn, ngon miệng, dễ tiêu hóa và có lợi cho sức khỏe.

Không nên kiêng khem quá mức
Cơ thể con người cần được cung cấp đầy đủ về mặt calo, dưỡng chất, nước mới có thể tồn tại được. Nếu kiêng khem quá mức có thể gây suy dinh dưỡng và lâu ngày cơ thể phát sinh bệnh tật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét