Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Tác động của thuốc lá đến tim mạch

Khi hút thuốc thì quá trình vữa xơ động mạch tăng nhanh từ đó gây ra các bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, tai biến mạch não … 



Cơ chế sơ vữa động mạch của thuốc lá. Trước hết nó làm tăng nồng độ chất carbon monoxid làm tổn thương sự toàn vẹn mềm dẻo của lòng mạch tạo điều kiện cho hình thành nhanh mảng xơ vữa; hút thuốc làm tăng triglycerid mỡ máu gây tăng tình trạng vữa xơ động mạch.



Hút thuốc cũng làm tăng khả năng đông máu vì vậy sẽ dễ hình thành cục máu đông trên cơ sở mảng xơ vữa. Cuối cùng, có thể gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ não. Hút thuốc cũng làm cho lớp tế bào lát trong thành mạch bị tổn thương, mất tính trơn nhẵn đàn hồi, từ đó dễ dàng hình thành mảng xơ vữa


Khi hút thuốc, ngay lập tức làm tăng nồng độ chất cathecholamine trong máu khởi phát những cơn đau ngực hoặc làm nặng thêm bệnh tim khác. Mặt khác, nồng độ nicotine tăng trong máu cũng gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm tim phải làm việc nhiều hơn hoặc cũng có thể gây ra những rối loạn nhịp tim. Các nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ ảnh hưởng đến tim mạch cũng tăng theo mức độ hút thuốc, tức là càng hút nhiều hút lâu, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao.


Cho nên để các thuốc chữa bệnh tim mạch điều trị bệnh tim mạch có hiệu quả thì tốt nhất là không hút thuốc vì những lợi ích của việc không hút thuốc lá như đã nói ở trên.




Việc tăng cân này là do khi bỏ hút thuốc người ta thấy ngon miệng hơn hoặc thường thấy cần phải ăn uống gì đó để quên đi cảm giác hút thuốc. Thêm vào đó, chuyển hóa sẽ tăng khi có nicotine và khi ngừng hút thuốc thì chuyển hóa cơ thể sẽ giảm đi.


Các chất độc trong khói thuốc sẽ làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, dẫn tới sự co thắt mãn tính cho mạch máu.

benh ho van tim
Mạch máu bị tác động sẽ dễ hình thành mảng bám một cách nhanh chóng, tạo điều kiện mảng bám hình thành các cục máu và cản trở động mạch và gây ra đau tim. Nếu cơ tim không nhận đủ khí ô xy trong suốt thời gian co bóp thì một phần cơ tim có thể tê liệt, kết quả là gây đau tim.


Theo các bác sĩ, cơn đau tim đến sớm hay muộn tùy thuộc vào lượng chất độc mà người hút thuốc hít vào mỗi ngày. Người càng nghiện nặng càng sớm bị đau tim, đồng thời các cơn đau cũng nhiều hơn, mức độ tệ hại hơn. Theo ước tính, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tái phát bệnh đau tim trong một năm từ 6,3 - 12,5% so với người không hút thuốc.


Ngày càng nhiều bệnh nhân trẻ mắc bệnh tim mạch- bệnh vốn là của người già. Có nhiều bệnh nhân chưa đầy 30 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim, đột qụy hoặc tắc động mạch vành.


Riêng về bệnh tim mạch thì ở những người hàng ngày hút từ 1 - 4 điếu thuốc, nguy cơ tử vong vì bệnh mạch vành cao hơn gấp 3 lần so với người không bao giờ hút thuốc. Đáng nói, nguy cơ này không có ngưỡng an toàn dù hút 1 điếu hay 20 điếu/ngày. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tuổi thọ bình quân của người hút thuốc kém hơn 10 năm so với người không hút

Dấu hiệu nguy cơ bệnh tim được xác định qua việc đo các mảng bám thành động mạch cảnh ở cổ. Nghiên cứu nhận thấy, trẻ em bị phơi nhiễm khói thuốc lá từ cha hoặc mẹ có tỉ lệ bị mảng bám cao hơn 1,7 lần so với trẻ không có cha hoặc mẹ hút thuốc lá
.





Tỉ lệ nguy cơ tích tụ mảng bám thay đổi tùy thuộc ý thức giới hạn phơi nhiễm khói thuốc lá cho con của cha mẹ.
Theo đó, ở bậc cha mẹ cố tránh phơi nhiễm khói thuốc cho con thì tỉ lệ mảng bám chỉ ở mức 1,6 nhưng ở các bậc cha mẹ không giới hạn phơi nhiễm thì tỉ lệ này tăng đến 4 lần so với trẻ không bị hít phải khói thuốc lá. Cac thuoc chua benh tim mach sẽ có tác dụng hiệu quả khi bệnh nhân ngừng hút thuốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét