Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Câu hỏi thường gặp về van tim nhân tạo ? 4

Câu hỏi thường gặp về van tim nhân tạo ?
Chúng ta hãy tìm hiểu một vài thông tin về tim nhân tạo....
Câu 1: Van tim có những loại nào? Vì sao bệnh nhân phải thay van tim?

Quả tim bình thường có 4 buồng tim là hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất ở dưới, giữa các buồng tim có các cấu trúc đảm bảo cho tuần hoàn máu chỉ đi theo một chiều người ta gọi là các van tim. Giữa nhĩ trái và thất trái được ngăn với nhau bởi van hai lá cho máu đi một chiều từ nhĩ trái xuống thất trái, dòng máu từ thất trái qua van động mạch chủ vào động mạch chủ đưa máu đi nuôi toàn cơ thể. Giữa nhĩ phải và thất phải ngăn cách với nhau bởi van ba lá cho máu đi một chiều từ nhĩ phải xuống thất phải, dòng máu từ thất phải qua van động mạch phổi vào động mạch phổi đưa máu lên phổi để trao đổi oxy. Như vậy quả tim bình thường có 4 cấu trúc van tim là


1. Van 2 lá nằm giữa nhĩ trái và thất trái.
2. Van 3 lá nằm giữa nhĩ phải và thất phải.
3. Van động mạch chủ nằm giữa thất trái và động mạch chủ.
4. Van động mạch phổi nằm giữa thất phải và động mạch phổi.

Hệ thống van tim là các cấu trúc đảm bảo cho máu lưu chuyển giữa các buồng tim theo một chu trình nhất định. Bình thường các van tim này là các cấu trúc thanh mảnh, mềm mại, cấu tạo bởi các lá van tim, và được cố định bằng các dây chằng, cột cơ. Vì một nguyên nhân nào đó, các lá van này mất đi độ mềm mại, thanh mảnh, bị dầy lên, dính vào nhau, hoặc vôi hóa (như trong bệnh van tim do thấp) hoặc các dây chằng cố định van tim bị sa xuống, đứt (như trong nhồi máu cơ tim) làm cho các van này không hoạt động được bình thường dẫn đến các bệnh lý van tim. Khi các van tim trở nên dày và cứng hoặc dính các mép van làm hạn chế khả năng mở của van tim, gây cản trở dòng máu, hiện tượng này gọi là hẹp van tim. Khi các van tim đóng lại không kín do giãn vòng van, thoái hoá, dính, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài… làm cho dòng máu có thể trào ngược lại trong thời kỳ đóng van gây ra hiện tượng này gọi là hở van tim. Các tổn thương trên có thể gặp ở tất cả các van tim, có thể do nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải. Các tổn thương van tim (hẹp hoặc/và hở van) đều có thể gây ra các rối loạn huyết động (tức là rối loạn lưu chuyển máu) và dẫn đến hậu quả bệnh lý từ mức độ nhẹ đến nặng.
Nếu chỉ bị bệnh van tim nhẹ thì có thể uống thuốc để van tim tự khỏi nếu nặng thì mới phải thay van tim .Để xác định được bệnh nặng hay nhẹ , bệnh nhân cần phải làm các xét nghiệm mà bác sĩ chuyên khoa yêu cầu .

Khi bạn có yếu cầu của bác sĩ là van tim của bạn bị nặng phải thay ,có nghĩa là bạn phải trải qua một ca phẩu thuật tim mạch để thay các van tim bằng van tim nhân tạo .Hiện nay , có rất nhiều van tim nhưng có thể chia van tim nhân tạo có hai loại:
1. Van tim nhân tạo cơ học: thường được làm bằng carbon định hình và có đời sống kéo dài theo đời sống của con người.
2. Van tim nhân tạo sinh học: thường được làm từ van động vật, và có đời sống ngắn từ 10 đến 20 năm.

Câu 2: Khi thay van nên lựa chọn van tim nhân tạo cơ học hay sinh học?

Việc lựa chọn thay van tim nhân tạo cơ học hay sinh học , còn túy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác bệnh nhân , sức khỏe hiện tại ,....Vì vậy , thông thường thay van tim sinh học hay cơ học  đều phải thông qua bác sĩ điều trị .Bệnh nhân nên nghe theo lời của bác sĩ điều trị của mình , mà chọn loại van tim cho phù hợp
Câu 3: Van tim cơ học hiện nay có loại nào tốt nên sử dụng và vì sao?
Về phần loại thì van tim cơ học có 3 loại sau là tốt và hay được sử dụng 

Van đĩa một cánh:  có cấu tạo gồm một vòng van bằng kim loại gắn với một cánh đĩa bằng pyrolytic carbon di động tự do một góc 60-85o xung quanh một trục, tạo thành hai lỗ lớn để máu lưu thông.

Van đĩa hai cánh: gồm hai cánh đĩa bán nguyệt di động tự do một góc 75-90o ở hai bên, tạo thành một diện chữ nhật và hai lỗ lớn hai bên cho máu lưu thông khi van mở. Van được thiết kế để có một dòng hở nhỏ trong van nhằm giảm hình thành huyết khối trên đĩa. Hiện là loại được dùng phổ biến do nhiều ưu điểm về huyết động.

Van bi (lồng) : gồm một viên bi bằng silicon di động tự do trong lồng chụp kim loại, máu sẽ đi xung quanh viên bi. Loại này hiện gần như không còn sử dụng do nhiều nhược điểm về huyết động. 


Hiện nay đa số các bác sĩ khuyên dùng van tim cơ học đê thay van tim tuy nhiên cũng như van tim sinh học nó có ưu và khuyết điểm riếng
Van tim cơ học bằng kim loại là tuổi thọ cao. Tuy nhiên bệnh nhân cần dùng thuốc kháng đông suốt đời. Nếu việc chăm sóc và bảo vệ van được duy trì tốt bằng cách: uống thuốc kháng đông thường xuyên và đủ liều, tái khám thường xuyên và đặc biệt cơ địa không bị các phản ứng tăng sinh mô hạn chế hoạt động của van... thì van có thể hoạt động 20-30 năm mà không có nguy hiểm gì.

Về chế độ ăn uống, bên cạnh việc tránh dùng những thức ăn có khả năng gây dị ứng và sẹo lồi (thịt gà, hải sản...) thì chủ yếu là tránh những thức ăn ảnh hưởng đến thuốc kháng đông. 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét