Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Khi nào phải thay van tim? 3

Van tim là gì ?

Quả tim bình thường có 4 buồng tim là hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất ở dưới, giữa các buồng tim có các cấu trúc đảm bảo cho tuần hoàn máu chỉ đi theo một chiều người ta gọi là các van tim. Giữa nhĩ trái và thất trái được ngăn với nhau bởi van hai lá cho máu đi một chiều từ nhĩ trái xuống thất trái, dòng máu từ thất trái qua van động mạch chủ vào động mạch chủ đưa máu đi nuôi toàn cơ thể. Giữa nhĩ phải và thất phải ngăn cách với nhau bởi van ba lá cho máu đi một chiều từ nhĩ phải xuống thất phải, dòng máu từ thất phải qua van động mạch phổi vào động mạch phổi đưa máu lên phổi để trao đổi oxy. Như vậy quả tim bình thường có 4 cấu trúc van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van hai lá và van ba lá đảm bảo cho dòng máu luân chuyển theo một chu trình sinh lý.

Khi nào phải thay van tim?

Khi van tim bị tổn thương, tim sẽ bơm máu kém hiệu quả hơn, do vậy tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu giàu ôxy đi nuôi cơ thể. Khi tim phải làm việc quá nhiều có thể dẫn đến bị suy, gây ra khó thở, đau ngực, mệt mỏi và giữ nước lại trong cơ thể gây phù. Nếu các triệu chứng trên xuất hiện, có thể cần phải nong van, sửa van hay thay van tim.

Mỗi một van tim có nhiệm vụ khác nhau

 Bình thường tim có 4 van:
  • Van ba lá: ở bên tim phải, cho phép dòng máu chảy từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải.
  • Van hai lá: ở bên tim trái, kiểm soát dòng máu chảy từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái.
  • Van động mạch phổi: giúp cho máu chỉ đi theo một chiều từ tâm thất phải lên động mạch phổi và từ đó máu được trao đổi ôxy ở phổi.
  • Van động mạch chủ: giúp cho máu chỉ đi theo một chiều từ tâm thất trái lên động mạch chủ (là động mạch chính đưa máu từ tim đi nuôi cơ thể).
  • Van ba lá và van hai lá được gắn với tâm thất bởi các cột cơ và dây chằng đặc biệt. Các cột cơ và dây chằng này kiểm soát sự hoạt động của van tim.
Một số triệu chứng của một số bệnh van tim
1. Hẹp van động mạch chủ Đau ngực: ­ nhu cầu O2 (phì đại) + ¯ cung cấp O2 (Lớp dưới nội mạc bị đè ép) ± bệnh động mạch vành. Ngất (khi gắng sức): giãn mạch ngoại biên (vd: khi cung cấp máu đên cơ) trong điều kiện liều lượng tim cố định ® tưới máu não không đủ. Suy tim: khó thở hoặc phù phổi nếu nặng 
2. Hở van hai lá Cấp tính: phù phổi, tụt huyết áp. Mãn tính: khó thở nặng dần lên khi gắng sức, mệt, rung nhĩ, tăng áp phổi. 
3. Hẹp van hai lá Khó thở phù phổi (nếu hậu thấp, triệu chứng thường bắt đầu trong khoảng 30-40 tuổi). Yếu tố thúc đẩy: tim nhanh, quá tải về thể tích rung nhĩ. Rung nhĩ Tai biến lấp mạch (đặc biệt là trong rung nhĩ hoặc viêm nội tâm mạc). Triệu chứng phổi: ho ra máu, thường bị viêm phế quản ( do ứ huyết), tăng áp động mạch phổi.


Quả tim sẽ suy yếu khi van tim bị hỏng

 Quả tim của chúng ta có 4 buồng: 2 buồng tim ở phía trên và 2 buồng tim ở phía dưới. Các van tim kiểm soát hướng đi của dòng máu giữa 4 buồng tim. Các buồng tim ở phía trên gọi là tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái; các buồng tim ở phía dưới gọi là tâm thất phải và tâm thất trái. Các tâm nhĩ nhận máu từ các tĩnh mạch trở về tim và bơm máu xuống các tâm thất. Các tâm thất bơm máu ra khỏi tim vào các động mạch. Các van tim giống như các cánh cửa chỉ mở một chiều. Ví dụ như van động mạch chủ và van động mạch phổi sẽ giúp cho dòng máu từ động mạch chủ và động mạch phổi không thể chảy ngược lại các buồng tâm thất tương ứng.
Vi vậy mà một khi các van tim bị hỏng thì trái tim của chúng ta cũng suy yếu theo

Thay van tim

Khi van tim bị hỏng mà các biện pháp dùng thuốc không thể hồi phục được thì phẫu thuật thay van tim là giải pháp quan trọng giúp cho quả tim người bệnh duy trì được hoạt động sống cho cơ thể. Đây là một phẫu thuật quan trọng, vì thế người bệnh cần phải hiểu được bệnh lý của mình để có được cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe khi thay van tim

Tất cả bệnh nhân thay van tim cơ học đều cần dùng thuốc chống đông suốt đời. Ở Việt Nam, loại thuốc kháng đông được sử dụng là sintrom, thuộc nhóm thuốc kháng vitamin K. Nếu không uống thuốc kháng đông có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bệnh nhân không uống thuốc hoặc uống chưa đủ liều sẽ dễ hình thành cục máu đông tại van cơ học. Cục máu đông có thể vào hệ tuần hoàn có thể gây tắc mạch nhiều nơi trong cơ thể như tắc ở mạch máu não sẽ gây nhồi máu não. Nếu cục máu đông tắc ngay tại van cơ học khiến van không hoạt động, bệnh nhân có thể đột tử. Ngược lại, nếu uống thuốc quá liều sẽ gây xuất huyết trong cơ thể như xuất huyết não, dạ dày, cơ, thận, da...
Nếu bệnh nhân thấy có những dấu hiệu như: chảy máu chân răng (tự nhiên hay sau khi đánh răng), chảy máu mũi, nổi vết bầm dưới da, đi ngoài phân đen sệt, nôn ra máu, tiểu đỏ, lượng máu hành kinh ra nhiều...(có thể do dùng thuốc quá liều) hoặc thấy tức ngực, khó thở... (có thể bị kẹt van) thì cần đến bệnh viện ngay để bác sĩ tim mạch kiểm tra và điều trị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét