Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Nhịp tim bình thường dao động trong khoảng từ 60 – 100 lần/phút. Nếu nhịp tim trên 100 lần/phút là nhịp tim nhanh, còn dưới 60 lần/phút là nhịp tim chậm khi đó có thể bạn đang bị chứng bệnh tim đập chậm. Tim đập chậm được coi là bình thường ở những người luyện tập thể lực tốt và ở mọi người khi trong giấc ngủ. Nhiều vận động viên thể thao có nhịp tim lúc nghỉ chỉ từ 45 – 60 lần/phút. Tuy nhiên bệnh tim đập chậm cũng có thể tiềm ẩn những nguy cơ tiềm ẩn khó lường. Cùng tìm hiểu về bệnh tim đập chậm và nhanh tư vấn điều trị bệnh trong bài viết dưới đây.
  1. Tim đập chậm 
Bệnh tim đập chậm có thể do một số bệnh lý như suy chức năng tuyến giáp, rối loạn dạ dày - ruột, hội chứng hoàng đảm.

-Nguyên nhân gây bệnh tim đập chậm

  • Tim đập chậm có thể do một số bệnh lý như suy chức năng tuyến giáp, rối loạn dạ dày – ruột, hội chứng hoàng đảm. Bệnh nhân tim mạch (chẳng hạn tăng huyết áp) đang được điều trị bằng các thuốc gây chậm nhịp tim như chẹn beta giao cảm, chẹn kênh canxi có thể bị tim đập chậm. Tim đập chậm cũng có thể là hậu quả nhất thời của bệnh nhồi máu cơ tim. Tim đập chậm thường gặp ở người già, có hoặc không có chứng xơ vữa động mạch và ở trẻ em mắc một số bệnh tim bẩm sinh.
-Triệu chứng của tim đập chậm là gì?
  • Bệnh tim đập chậm thường không có triệu chứng trừ khi nhịp tim dưới 40 – 50 lần/phút. Triệu chứng xuất hiện do cung lượng tim bị giảm, đó là mệt mỏi, khó thở, chóng mặt và thậm chí là ngất.

-Chẩn đoán tim đập chậm

  • Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ có thể xác định đơn giản bằng cách bắt mạch. Ghi điện tâm đồ để phân biệt tim đập chậm do nghẽn tim hay do nguyên nhân khác.
-Điều trị bệnh tim đập chậm
  • Với các trường hợp tim đập chậm không gây triệu chứng thì không cần điều trị. Khi triệu chứng xuất hiện, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các thuốc làm tăng nhịp tim. Nếu người bệnh bị ngất hoặc các triệu chứng nghiêm trọng hơn kể cả sau khi dùng thuốc, người bệnh sẽ được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Đôi khi các bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng sử dụng một số thuốc làm tim đập chậm.
       2.tim đập nhanh
benh tim dap nhanh khiến hệ thống thần kinh rối loạn, các bộ phận trong cơ thể trao đổi chất nhanh, cơ thể nhanh lão hóa. Do đó, duy trì nhịp tim ổn định đặc biệt có lợi để kéo dài tuổi thọ.

Phát hiện y học gần đây cho biết, Tim đập nhanh có thể làm giảm tuổi thọ. Các nhà nghiên cứu đến từ Đan Mạch đã tiến hành khảo sát tình trạng sức khỏe của 3.000 nam giới trung niên. Bắt đầu từ năm 1971, các chuyên gia đã đánh giá phương thức sinh hoạt với các chỉ số tim phổi như huyết áp, nhịp tim và thể trọng. Đến năm 2001, gần 40% người tham gia đã tử vong vì nhiều nguyên nhân.

Nhịp tim cao hơn mức bình thường có nghĩa là có một sự tăng nhu cầu oxy của cơ tim. Nó có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây tổn thương các tế bào cơ tim thiếu oxy. Một số bệnh nhân có nhịp tim nhanh có thể không có triệu chứng hoặc biến chứng. Nhịp tim nhanh làm tăng đáng kể nguy cơ bị đột quỵ , tim ngừng đập đột ngột hoặc tử vong.

-Nguyên nhân bệnh tim đập nhanh :

Ở người bình thường khỏe mạnh tim bơm máu tốt đi khắp cơ thể. Nếu tim yếu buộc tim phải làm việc tăng lên, đập nhanh hơn mới đủ cung cấp máu cho các bộ phận cơ thể nên làm nhịp tim tăng lên.

Do Tinh thần căng thẳng, suy nhược thần kinh, lo âu, stress gây tăng tiết adrenaline trong cơ thể gây hồi hộp, thay đổi tâm lý, khi xúc động, gắng sức như tập thể dục, mang vác nặng, leo cao …
Hormone thay đổi liên quan đến thai kỳ, kinh nguyệt hoặc thời kỳ mãn kinh.
Tim đập nhanh trong các trường hợp bệnh lý như nhiễm trùng, sốt cao, mất quá nhiều chất điện giải chất khoáng, cường giao cảm, tăng huyết áp, viêm màng ngoài tim, bệnh hẹp động mạch vành tim, thiếu máu, hay trong các bệnh thiếu vitamin B1, Các bệnh ở Tuyến giáp như Cường giáp, các bệnh tim phổi mạn …
Ăn quá no, dùng chất kích thích như Uống quá nhiều đồ uống có chứa caffeine(caphe), uống quá nhiều Rượu, chè đặc, hút thuốc lá nhiều (nicotin), ma túy (cocaine) một số thuốc (theophylline) hay một số thủ thuật y tế cũng làm nhịp tim nhanh …
Trong một số trường hợp nguyên nhân chính xác của tim đập nhanh không thể xác định được.
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim nhanh bao gồm:

Cao tuổi: lão hóa nhiều khả năng gây nhịp tim nhanh. Những người trên 60 tuổi có nguy cơ cao hơn so với người trẻ.
Gia đình: Nếu bạn có một tiền sử gia đình có bệnh nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim khác(ví dụ như cha mẹ), bạn có thể có nguy cơ cao bị nhịp tim nhanh.
Tim đập nhanh có thể đáng lo ngại, nhưng thường vô hại, vì tim vẫn bơm hiệu quả. Thường có thể ngăn ngừa tim đập nhanh bằng cách tránh các kích thích căng thẳng gây ra.

Trong một số trường hợp tim đập nhanh có thể là một triệu chứng của một bệnh tim nghiêm trọng, chẳng hạn như  nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), cần điều trị.

Bệnh tim dù là dập nhanh hay chậm gì thì đều rất nguy hiểm cho sức khỏe chính vì vậy mà chúng ta cần phải có các bước phòng chống bệnh tim sau đây:

  • Thường xuyên tập thể dục và chơi thể thao 
  • Không hút thuốc lá và uống rươu bia 
  • Hạn chế các thức ăn có nhiều chất béo 
  • Tăng cường chất xơ 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét