Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Nhồi máu cơ tim  là hiện tượng hoại tử bất kì một lượng cơ tim nào do nguyên nhân thiếu máu cục bộ.. Nguyên nhân là do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi cơ tim. Khi cơ tim không được cung cấp đủ máu thì vùng cơ tim đó sẽ bị hoại tử, gây đau thắt ngực dữ dội, gây rối loạn nhịp tim trầm trọng, nếu không cấp cứu kịp đưa đến ngưng tim và người bệnh tử vong.


Những triệu chứng báo hiệu cơn nhồi máu cơ tim

Khi phát hiện những triệu chứng như sau, bạn cần lưu ý ngay đến nhồi máu cơ tim và đến gặp bác sỹ sớm nhất để được tư vấn điều trị kịp thời:
Đau ngực: Phần lớn các cơn đau ngực xuất hiện ở giữa xương ức, kéo dài vài phút, sau đó hết rồi lại đau lại. Bệnh nhân có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực.
Có cơn đau ở các vị trí khác như tay, lưng, cổ, hàm, thượng vị.
Khó thở: Thường đi kèm với đau ngực, nhưng có thể xuất hiện trước đó.
Các triệu chứng khác: Toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng. Một số bệnh nhân có cảm giác như "trời sắp sụp".

Điều trị nhồi máu cơ tim

Sau đây tôi xin nêu ra cách điều trị thông thương do các bác sĩ thường áp dụng cho các bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
Điều trị gồm 2 giai đoạn:

Xử trí ban đầu nhồi máu cơ tim cấp gồm có: Oxygen cho mọi người bệnh; morphin  để giảm đau và lo âu; metoclopramid  tiêm bắp để chống nôn do morphin; acid acetylsalicylic 150 – 300 mg uống ngay (nên nhai hoặc hòa vào nước) để chống tiểu cầu kết dính; streptokinase giúp phục hồi tưới máu cơ tim, do đó làm giảm bớt thiếu máu cục bộ cơ tim, tối ưu là cho trong vòng 1 giờ sau nhồi máu cơ tim (nếu dùng sau 12 giờ nhồi máu cơ tim, cần phải có ý kiến của chuyên gia); nitrat cũng có thể cho để giảm đau do thiếu máu cục bộ. Cho sớm thuốc chẹn beta, như atenolol đã chứng tỏ giảm cả tỷ lệ tử vong sớm và tỷ lệ tái nhồi máu cơ tim: Cho tiêm tĩnh mạch ban đầu, tiếp theo là điều trị lâu dài bằng đường uống (trừ khi có chống chỉ định). Các thuốc ức chế enzym chuyển cũng đã được chứng minh có ích lợi trong xử lý ban đầu (trừ khi có chống chỉ định) khi cho trong vòng 24 giờ, và nếu có thể, tiếp tục trong 5 – 6 tuần.

Nếu xuất hiện loạn nhịp, phải điều trị mạnh nhưng rất có khả năng giảm nhanh trong vòng 24 giờ đầu sau nhồi máu cơ tim. Rung thất phải điều trị ngay bằng máy khử rung. Nếu đánh sốc điện tim không hiệu quả, phải cho thuốc chống loạn nhịp lidocain

Xử trí lâu dài: Acid acetylsalicylic phải cho tất cả các bệnh nhân uống với liều 75 – 150 mg/ngày, trừ khi có chống chỉ định. Tác dụng kéo dài chống kết dính tiểu cầu đã được chứng tỏ làm giảm tỷ lệ tái nhồi máu cơ tim.

Thuốc chẹn beta phải tiếp tục cho trong ít nhất 1 năm và nếu có thể tới 3 năm.
Thuốc ức chế enzym chuyển như captopril , enalapril  cũng phải dùng vì thuốc làm giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt ở người bệnh suy thất trái.
Nitrat có thể phải cần cho người bị đau thắt ngực.
Statin có thể cũng cần phải cân nhắc sử dụng cho người bệnh có nguy cơ tái phát cao.


Trên đây , tôi chỉ nêu ra một ví dụ thường thấy khi điều trị bệnh tim các bạn lưu ý , khi có các triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ thì tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc , mà phải đến ngay các phòng khám , bệnh viện chuyên khoa tim mạch để khám và chữa bệnh .Tuyệt đối không dùng cách thuốc khác mà không có hướng dẫn của bác sĩ .Nếu không có thể gây ra một số hậu quả đáng tiếc ,


Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim

  • Huyết khối bị hẹp do xơ vữa động mạch tại một vùng của động mạch vành
  • Bị xuất huyết dưới màng trong của động mạch vành của mảng xơ vữa
  • Do tắc nghẽn động mạch vành
Ngoài ra bệnh còn có thể do viêm mạch trong các bệnh tự miễn, dị dạng động mạch vành hoặc các chấn thương tim.Biết được nguyên nhân nên việc phòng ngừa là hết sức dễ dàng

  • Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thường thì nên chú ý hơn về các vấn đề ăn uống hằng ngày. Nên ăn kiêng để tránh béo phì, ăn nhiều các loại hoa quả trái cây, rau xanh và hạn chế ăn các loại mỡ động vật
  • Chú ý kiểm soát và điều trị các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, loét dạ dày tá tràng và tuân thủ theo các phương pháp hướng dẫn điều trị của các bác sĩ
  • Cần có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, không làm quá sức, tránh xúc động mạnh và đồng thời kết hợp tập thể dục thể thao thường xuyên để giải tỏa căng thẳng và nâng cao sức khỏe cho bản thân
  • Không uống rượu bia, thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét