Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Sử dụng mật ong Manuka đúng cách

Nhiều người pm hỏi quá trả lời không xuể, nên mẹ cháu viết luôn note này trả lời chung chung các câu hỏi thường gặp (FAQ) về mật ong Manuka cho mọi người nhé (tổng hợp và dịch từ nhiều nguồn).

Mật ong mật ong manuka Manuka là gì?

Mật ong Manuka là một loại mật ong đặc biệt chỉ được sản xuất tại New Zealand từ mật hoa của cây Manuka. Hoa Manuka là loại hoa nổi tiếng, mọc theo bụi, chỉ có tại New Zealand và khi ong hút mật từ hoa Manuka sẽ tạo nên một thứ mật ong hảo hạng có tính kháng khuẩn tự nhiên cao nhất cùng rất nhiều lợi ích vượt trội so với các loại mật ong thông thường (vừa có công dụng chữa bệnh, vừa có khả năng trẻ hoá làm đẹp). Khoa học đã chứng minh mật ong Manuka có thể khống chế siêu vi khuẩn cực nguy hiểm MRSA, E-Coli cho cả trẻ em và người lớn.

Mật ong Manuka được sản xuất như thế nào?

Hoa Manuka thường được trồng ở những vùng hẻo lánh tại các đảo bắc và nam của New Zealand. Mật ong Manuka thường được thu hoạch trực tiếp từ các tổ ong trong khoảng tháng 12 đến tháng 3 hàng năm. Ở thời điểm thu hoạch, mật ong Manuka sẽ được test ngay bởi các phòng thí nghiệm độc lập để kiểm tra độ kháng khuẩn của mật ong. Mật ong Manuka khi mới được thu hoạch có thể có ngay độ kháng khuẩn từ 10+ đến 18+. Để sản xuất được mật ong có độ kháng khuẩn cao hơn từ 20+ trở lên, mật ong Manuka sẽ được bảo quản trong xưởng sản xuất từ 1 đến 2 năm để đảm bảo enzymes trong mật ong được phát triển và làm cho mật ong trở nên “active” hơn. Sau giai đoạn này, mật ong sẽ được test lại để kiểm chứng độ kháng khuẩn và đóng lọ.

Sử dụng độ kháng khuẩn của Mật ong thế nào cho đúng?

Rất nhiều mẹ hỏi “con em 2 tuổi dùng mấy +?”. Câu hỏi không đúng vì thông thường, đối với tất cả các loại mật ong, trẻ em từ 1 tuổi trở lên là sử dụng được. Còn “mấy +” đó là độ kháng khuẩn của mật ong Manuka, không liên quan đến tuổi của người dùng.

Nếu để tăng cường sức đề kháng hàng ngày, chỉ cần sử dụng độ kháng khuẩn 10+ đến 15+ tuỳ theo sức khoẻ người dùng. Theo quy luật tự nhiên thì người có sức đề kháng kém nên dùng loại có độ kháng khuẩn cao hơn những người thông thường đã khoẻ mạnh.

Nếu trong các trường hợp dùng để trị bệnh (ho, ốm) hoặc những người đau ốm quanh năm, nên sử dụng mật ong có độ kháng khuẩn cao hơn từ 20+ đến 25+. Thậm chí những người già, những người đang chữa bệnh (ví dụ ung thư) hầu như không còn khả năng đề kháng có thể sử dụng loại cao nhất trên thị trường hiện giờ là 30+.

Độ kháng khuẩn của mật ong Manuka được chứng nhận như thế nào?

Độ kháng khuẩn của Manuka đc đo bằng MGO (Methylglyoxal – nhân tố kháng khuẩn) hoặc UMF (Unique Manuka Factor) hoặc Total Active (TA) trong phòng lab, độ active càng cao thì có tác dụng cao hơn trong việc phòng chống virus vi khuẩn. MGO thường được chứng nhận cho mật ong đóng lọ và test nam linh chi ở New Zealand. Còn độ UMF hay TA thường được chứng nhận cho mật ong đóng lọ và test tại châu Âu (mật ong New Zealand xuất khẩu tới thị trường châu Âu). Thông thường thị trường châu Âu kiểm tra an toàn thực phẩm nghiêm ngặt bậc nhất trên toàn thế giới nên mật ong Manuka vào thị trường châu Âu sẽ được test lại ở những phòng thí nghiệm tiêu chuẩn châu Âu, chứng nhận và đóng lọ theo tiêu chuẩn châu Âu.

Độ tương đương khi mọi ng chọn mua Manuka như sau


Hiện tại ở thị trường UK có các loại rating sau được công nhận là UMF10+, UMF15+, UMF16+, UMF20+, UMF22+, và Active 12+, Active 15+, Active 20+, Active 25+, Active 30+.

Mật ong được chứng nhận Active và UMF khác nhau thế nào?

Về cơ bản là không khác nhau mấy về mức độ kháng khuẩn. Ở New Zealand và UK, mật ong được cấp chứng nhận Active và chứng nhận UMF được test bởi cùng phòng thí nghiệm tiêu chuẩn tương đương nhau để xác định mức độ kháng khuẩn của mật ong. Nhưng vì chứng nhận UMF là trademark của Hiệp Hội Active Manuka Honey Association (AMHA) nên chỉ những nhà sản xuất nào chịu trả tiền bản quyền mới được cho chữ UMF lên trên bao bì. Có một số nhà sản xuất sẽ tiết kiệm khoản này (đặc biệt khi đóng lọ tại Châu Âu sẽ phải mất rất nhiều tiền để mua trademark từ New Zealand) và chỉ ghi mức độ Active và cam kết cơ sở thí nghiệm. Do đó trên thị trường châu Âu, thông thường một lọ Manuka được chứng nhận Total Active sẽ rẻ hơn lọ tương tự có thêm chữ UMF từ £2-£3 (khoảng $5, giá RRP), mặc dù chất lượng là tương đương. Khi mua mật ong được xác nhận Total Active, nên mua từ nguồn được kiểm định nghiêm ngặt.


Mật ong Manuka có bị làm giả không?

Chắc chắn là có! Vì mật ong Manuka là loại quý hiếm và đắt tiền. Để đảm bảo nhận được lợi ích tối ưu do mật ong manuka đem lại, các mẹ cần phải mua mật ong Manuka từ nguồn tin tưởng. Điều đáng mừng là thị trường Châu Âu kiểm định an toàn thực phẩm cực kỳ nghiêm ngặt, nên mật ong Manuka đóng lọ từ châu Âu (đặc biệt UK) và được phân phối từ các cơ sở có uy tín (như các health store, pharmacies, groceries stores) là hoàn toàn tin tưởng được. Manuka bào ngư úc được mua từ các website như Amazon sẽ không chắc chắn là xịn vì không đảm bảo nguồn cung cấp. Riêng các nguồn cung cấp từ US, New Zealand và Úc không phải thị trường mình hiểu biết nên không phát biểu được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét